Review sách: Trên đường băng

Lưu ý: Ở đây mình không định hệ thống hay thuật lại những gì cuốn sách nói, mà chỉ nêu ra những điều tâm đắc của cá nhân sau khi đọc.

Tony Buổi Sáng không còn là cái tên xa lạ gì với các bạn trẻ. Mình cũng là một người rất thích phong cách viết của dượng mặc dù không thường xuyên đọc mấy post của dượng trên fanpage.

Là tập hợp các bài viết được chọn lại để xuất bản thành sách, cuốn “Trên đường băng” cũng có khuynh hướng viết với nội dung và hình thức giống như cuốn “Cafe cùng Tony” được xuất bản trước đó. Vừa dí dỏm, hài hước vừa thấm thía thông điệp truyền tải một cách nhẹ nhàng và dễ chịu.

[1] Hẳn ai cũng biết, cuốn sách là tập hợp những mẩu chuyện đời thường, có phần thật – có phần hư cấu, nhưng tựu chung là thông tin hữu ích. Vì là tập hợp những mẩu chuyện nên có thể lật hú hoạ một mục nào đó đọc, không nhất thiết phải theo thứ tự trang sách. Nhưng có một bất lợi của lối viết này, là: có thể gây cảm giác nhàm nhán cho người đọc. Theo thực tế cá nhân mình thì 1/3 đầu tiên của cuốn sách có cảm giác hơi giống nhau. Nhưng 2/3 còn lại thì mình thấy thú vị, do tìm thấy được sự xâu chuỗi với 1/3 đầu tiên.

[2] Chắc ai cũng nhận thấy Tony luôn nhắc đi nhắc lại chữ “hào sảng” trong cuốn này. Hào sảng – theo Tony – “đơn giản là sự cho đi mà không tính toán, là sự buông bỏ để làm lại từ đầu. Hào sảng là không tham lam, không ích kỷ, không cá nhân chủ nghĩa”. Theo cá nhân mình, đây là một từ rất kiêu và đắt giá, nghe cũng rất hào sảng :)).

[3] Một từ khác cũng được nhấn mạnh nhiều lần là “tiểu nông”. Có 3 mẫu chuyện nói về cái tư tưởng tiểu nông mà mình thấy hay, đó là: “Bệnh toán lớp một”, “Bệnh con ngh锓Con cò của mẹ”… Có những lúc trong đời sống, mình gặp những trường hợp tương tự mà chẳng biết dùng từ gì để mô tả, bèn dùng cụm từ “tầm nhìn hạn chế” . Nhưng trong lòng vẫn thấy chưa thoả mãn vì nó chưa đúng ý lắm. Giờ thì có từ thích hợp cho những case đó rồi :).

[4] “Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước”. Mình thích cái lối suy nghĩ theo kiểu hơi “bất màng sự đời”. Cần để ý, quan sát nhưng không đánh giá, quy chụp hay nhảy cẫng lên vì một thứ gì đó xấu xa, tồi tệ. Cứ chấp nhận một thực tế rằng như đôi lúc người ta có suy nghĩ “tiểu nông”, không cần đặt nặng vấn đề tìm ra cái nào đúng, cái nào sai. Để giành thời gian và sự quan tâm của mình vào những việc có ích hơn.

[5] Tony có cung cấp một số thông tin hữu ích về lịch sử, văn hoá của các nước khác như chủ nghĩa hoàn hảo của nước Đức, việc học của người Nhật, tinh thần dân tộc của người Hàn Quốc… Những cái này chắc không phải xuất phát từ sự hư cấu và trí tưởng tượng của dượng đâu.

[6] Đọc sách của Tony thấy học được Tiếng Việt khá nhiều. Có nhiều từ, cụm từ, thành ngữ được dùng rất sống động.

[7] Có những đoạn đọc phá lên cười vì sự dí dỏm của Tony cũng không kém chị chi người Thanh Hoá mà thi Thách Thức danh hài nhận được 100 triệu. Phải hào sảng như chỉ nghe chưa :))

P/s: Xong cuốn sách đầu tiên của năm 2016.