[Lý Sơn v1] Tập 1: Âm Linh Tự

[Bài viết được dẫn từ facebook cá nhân, viết vào đầu tháng 2/2014]

Âm Linh Tự cách cảng Lý Sơn không xa, khoảng chừng 100m. Ban đầu đoàn không định sẽ ghé thăm Âm Linh Tự, nhưng khi đi ngang qua thấy kiến trúc tự hơi lại nên vào xem thử. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào Âm Linh Tự: cái này không giống chùa ở Nghĩa Hành, hay bất cứ 1 cái chùa nào mình từng thấy. Nó giống như 1 cái đình thờ ở miền Bắc hơn. Và sự thật, nó không phải là chùa. Người ta gọi đây là “lăng”.

Lăng khác với chùa. Lăng được người dân trong làng xã dựng lên và được quản bởi 1 tộc họ… Nếu ở chùa người ta thờ các phật thì ở lăng người ta thờ các vị thần, mỗi vị thần được đại diện bởi 1 con vật. Nếu như ở chùa người ta ăn chay, thì ở lăng người ta ăn mặn, cúng mặn… Ở Âm Linh Tự, người ta thờ thần Rùa. Ở đây cũng là xưởng thuyền Quy, chịu trách nhiệm cho thuyền đua trong hội đua thuyền tứ linh (Long Lân Quy Phụng) từ mùng 4 đến mùng 8 tết. Do đó, ở đây người ta cúng nhiều lắm, một ngày cúng cũng phải mấy lần…

Cả ngày đi mệt nhoài, đoàn ghé vào ăn kem ở quán của nhà đứa bạn… Tiếng trống nổi lên. Vài người dân bước vào xem. Người ta đang cúng cho ngày mai thuyền Quy sẽ thắng trận. Đây là lần đầu tiên mình thấy người ta cúng lăng. Nó không giống như cúng ở nhà, cúng ở chùa. Nó giống như cúng tế. Nhìn cách người ta vận áo dài, cách người ta đọc khấn tế, những tiếng kèn-trống-phách; ắt hẳn ai cũng nhận ra được sự trang nghiêm của việc cúng tế. Từ đó, mình nhận ra một điều: việc thờ cúng ở Lý Sơn rất quan trọng. Nó gắn liền với tính chất lao động ở đây; rằng người dân phải thường xuyên đi biển, đối đầu với biết bao nhiêu hiểm nguy và cần những đấng có sức mạnh to lớn chở che. Và nếu ai có điều kiện ra thăm Lý Sơn, có lẽ bạn cũng sẽ tự đặt ra câu hỏi: “sao ở đây nhiều lăng, đình quá vậy”.

Chà, đang là mùng 7 nhưng ở đây chưa mất đi không khí tết. Tiếng trống cúng lăng vang lên khiến cho mình như quay trở về 3 ngày tết!

p/s: Âm Linh có nghĩa là âm hồn, linh hồn người chết.

jpg

jpg

jpg

jpg